Trang nhất
0937.083.796
0937.083.796

Hiếu đạo mùa Vu Lan

Vu Lan là ngày của các nước Á Đông thường được tổ chức vào ngày rằm tháng 7, với mục đích lễ tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tỏ lòng hiếu thuận với các bậc sinh thành.

Nguồn gốc từ sự tích đạo Phật

Sự tích Phật giáo về ngày Lễ Vu Lan.

Theo quan niệm của Phật giáo, rằm tháng 7 gắn với lễ Vu Lan, xuất phát từ sự tích về Đại đức Mục Kiền Liên (một trong hai đại đệ tử của Phật Thích Ca) cứu mẹ thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Kinh Vu Lan chép rằng Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông đến mức có thể dùng mắt thần nhìn khắp trời đất, ngài thấy mẹ mình đã mất đang ở cõi địa ngục, bị đọa đày và đói khát khổ sở. Với lòng hiếu thảo của mình Mục Kiền Liên đã đem cơm xuống tận địa ngục để dâng mẹ, tuy nhiên do đói lâu ngày nên khi ăn mẹ ông đã dùng một tay che bát cơm của mình, không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.

Mục Kiền Liên liền quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ,

Thấy vậy Mục Kiền Liên liền quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu được mẹ, chỉ có cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được.

Làm theo lời Phật, Mục Kiền Liên đã giải thoát cho mẹ.

Ngày rằm tháng Bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó. Làm theo lời Phật, Mục Kiền Liên đã giải thoát cho mẹ. Phật cũng dạy rằng: Chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng nên làm theo cách này. Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời.

Lan tỏa ý niệm yêu thương, lòng hiếu đạo

Ngày lễ Vu Lan được xem là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của người dân Việt.

Đạo hiếu là một trong những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam và ngày lễ Vu Lan được xem là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của người dân. Hai chữ “hiếu thảo” bắt nguồn từ triết học Nho giáo, chỉ đức tính tốt đẹp của con cái biết yêu thương trân trọng cha mẹ, tổ tiên của mình. Ở Việt Nam, lòng hiếu thảo là một phẩm chất đạo đức đặc trưng của dân tộc có ý nghĩa không chỉ trong đạo đức mà còn là văn hóa sống của con người. Đạo lý uống nước nhớ nguồn được biểu hiện thông qua sự chăm sóc, yêu thương, biết ơn cha mẹ khi cha mẹ còn sống hương khói cho cha mẹ khi họ đã mất. Lòng hiếu thảo của người Việt không chỉ riêng với cha mẹ ruột thịt mà còn dành cho tất cả những ai có công lao nuôi dưỡng, chăm sóc giúp cuộc sống thế hệ sau tốt đẹp hơn. Việc bạn đền đáp công sinh thành của các bậc cha mẹ chưa là gì so với công sức họ đã nuôi chúng ta trưởng thành.

Tục thả đèn hoa đăng trên sông trong Lễ hội Vu Lan diễn ra nhiều nơi trên thế giới.

Lòng hiếu thảo có một vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống của con người, Hiếu thảo là tấm lòng yêu thương và chăm sóc ông bà cha mẹ, yêu thương kính mến ấy phải xuất phát từ tận đáy lòng. Đặc biệt khi đấng sinh thành đã về già sức khỏe sa sút, bệnh tật là lúc cần sự hiếu thảo của con cháu nhất. Con cháu phải có trách nhiệm tận tình chăm sóc, không ngại khổ ngại khó, sợ phiền phức thì mới thật là tấm gương hiếu thảo đáng quý. Tấm lòng hiếu thảo đôi khi chỉ là những hành động đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi đứa con cần có lòng hiếu thảo là phẩm chất đáng quý của con người. Lòng hiếu thảo vốn là vấn đề quen thuộc mà chúng ta thường xuyên đề cập đến, òn là đạo lý cơ bản mà con người cần phải nhận thức và thực hiện.

Phật tử cài hoa hồng đỏ trên ngực để hạnh phúc vì cha mẹ còn tại thế. 

Phật tử cài hoa hồng trắng trên ngực để tưởng nhớ cha mẹ đã mất.

Sách Bách khoa thư làng Việt cổ truyền (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành, năm 2021), tác giả Bùi Xuân Đính cho rằng rằm tháng Bảy có sự giao thoa giữa các yếu tố của tín ngưỡng dân gian, Đạo giáo và Phật giáo. Trong đó Phật giáo thể hiện thông qua Vu Lan báo hiếu, nghi lễ này được thực hành tại nhà và ở chùa.

Nghi lễ thể hiện văn hóa đạo hiếu tưởng niệm về công lao cha mẹ còn sống hay đã khuất của Phật tử.. 

Mâm cúng cỗ gia tiên ngoài đồ mặn, đồ chay còn có đồ mã như tiền, vàng, bạc, ngựa, trang sức… Nhiều địa phương cúng gia tiên có thể tiến hành từ ngày mùng 7 trở đi, không nhất thiết phải cúng vào đúng hôm rằm.

Tại chùa, người ta tổ chức cầu siêu cho người đã khuất, làm phúc bố thí, phóng sinh để tích phước cầu an, cầu mong cho cha mẹ được tăng phúc tăng thọ, hóa giải nghiệp chướng... Hiện nay ngoài những nghi lễ truyền thống, vào dịp lễ Vu Lan khi đến chùa người ta sẽ được cài lên áo một bông hoa hồng: màu đỏ tượng trưng cho người còn mẹ và màu trắng cho ai đã mất mẹ.

Như vậy lễ Vu Lan báo hiếu là một tục lệ gắn với Phật giáo, hình thành dựa trên truyền thống hiếu nghĩa của người Việt. Lễ thức cúng trong dịp Vu Lan bao gồm thực hành tại gia và tại chùa, lễ vật dâng cúng đơn giản, miễn sao thể hiện sự thành tâm là được.

 Gương sáng lòng hiếu thảo: Vua Tự Đức triều Nguyễn

Hoàng Thái Hậu Từ Dũ, mẹ ruột của Vua Tự Đức.

Vua Tự Đức là một trong những tấm gương hiếu thảo được lịch sử ca ngợi. Ông là vị vua duy nhất sẵn sàng dâng đời cho mẹ đánh đòn trong sử Việt. Suốt 36 năm trị vì đất nước, ông rất coi trọng bổn phận làm con với mẹ là Hoàng thái hậu Từ Dũ. Ngày lẻ trong tháng thì vua nghị triều bàn bạc việc nước với quần thần, còn ngày chẵn thì vào chầu thái hậu. Nhà vua đặt lịch ngày chẵn cùng đoàn tùy tùng vấn an sức khỏe mẫu hậu, hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ chu đáo.

Vua Tự Đức.

Sinh thời, thái hậu Từ Dũ nổi tiếng là người đoan chính, nhã nhặn, đức độ. Theo sách Chín đời chúa, mười ba đời vua Nguyễn, tuy chủ trương không xen vào việc triều chính, bà Từ Dũ vẫn luôn ở bên con để bảo ban, khuyên nhủ đạo lý làm vua. Truyện kể rằng một hôm rảnh việc nước, vua đi săn tại rừng Thuận Trực, gặp phải khi nước lụt không về được, trong khi chỉ còn hai ngày nữa có kị vua Thiệu Trị. Thấy vua chưa về, Đức Từ Dũ nóng ruột, phải sai quan đại thần Nguyễn Tri Phương đi rước. Biết làm thái hậu lo lắng nên sau khi về đến cung lúc nửa đêm, nhà vua vội vàng lên kiệu trần đi thẳng sang cung, lạy xin chịu tội. Đức Từ Dũ ngồi xoay mặt vào màn, chẳng nói chẳng rằng. Vua Tự Đức bèn lấy một cây roi mây, dâng lên để trên ghế trát kỷ rồi ngài nằm xuống xin chịu đòn. Cách một hồi lâu, Đức Từ Dũ xoay mặt ra lấy tay hất cái roi mà ban rằng: “Thôi, tha cho! Đi chơi để cho quan quân cực khổ thì phải ban thưởng cho người ta, rồi sớm mai đi hầu kị”. Sau khi rời cung Gia Thọ, ngay trong đêm ấy, vua đã thức rất khuya tại điện Cần Thành để thực hiện những điều mẹ dạy.

Tượng của Hoàng Thái Hậu Từ Dũ ở bệnh viện phụ sản Từ Dũ ngày nay.

Nam Du

https://ceotoancau.vn/hieu-dao-mua-vu-lan

THÔNG TIN TIÊU DÙNG CẦN BIẾT

Vận hành khai thác truyền thông: Công ty TNHH Truyền thông và Tổ chức Sự kiện Tâm Đức
VP miền Bắc: 26 Ngõ 58 Nguyễn Khánh Toàn, p Quan Hoa, Q Cầu Giấy, TP. Hà Nội
VP Miền Nam: Số 03, đường 30, P Linh Đông, thành phố Thủ Đức (TP.HCM)
Email: thukytoasoanhcm@gmail.com
Điện thoại: 0982 194 726
Chịu trách nhiệm nội dung: Đức Vượng
Truyền thông: Ngô Chức
Email: truyenthongso123@gmail.com
Hotline: 0937 083 796
Yêu cầu trích bài dẫn nguồn ghi rõ từ ngoisaokinhdoanh.vn
Copyright ©2019 ngoisaokinhdoanh.vn. Một sản phẩm của Cổng Việt Limited. Biên bản 1.2.
qc-chanweb
addRight