Trang nhất
0937.083.796
0937.083.796

Doanh nghiệp cần làm gì để bảo vệ tài sản trí tuệ khi nhân viên nghỉ việc?

Khi nhân viên nghỉ việc, cần làm gì để bảo vệ tài sản trí tuệ một cách an toàn nhất vẫn luôn là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Vấn đề này đã được tháo gỡ ngay tại lớp Quản trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp.

Tài sản sở hữu trí tuệ (SHTT) hiện được xem là vô cùng quan trọng đối với quá trình hợp tác giao lưu thương mại, văn hóa, giáo dục cũng như khoa học và công nghệ (KH-CN) toàn quốc. Đó cũng chính là tài sản lớn nhất, giá trị nhất của các doanh nghiệp (DN) đổi mới sáng tạo.

Có thể thấy, tầm quan trọng của SHTT đối với các doanh nghiệp là rõ ràng. Tại Mỹ, chỉ một vài thập kỷ trước, phần lớn tài sản của các DN là hữu hình, các tài sản vô hình như SHTT chiếm khoảng 20% tài sản DN. Tuy nhiên, đến năm 2005, tỷ lệ tài sản vô hình và hữu hình của DN về cơ bản đã bị đảo ngược; giá trị thị trường của S&P 500 (chỉ số chứng khoán dựa trên vốn hóa thị trường của 500 công ty giao dịch) là khoảng 80% tài sản vô hình và đến năm 2015, con số này là 87%.

doanh nghiep

 Doanh nghiệp cần làm gì để bảo vệ tài sản trí tuệ khi nhân viên nghỉ việc?

Chia sẻ với PV Sở hữu trí tuệ, ông Phan Ngân Sơn, Phó cục trưởng Cục SHTT (Bộ KH-CN), thực tế cho thấy giá trị tài sản trí tuệ có thể lớn hơn rất nhiều so với giá trị các tài sản hữu hình. Việc bảo hộ và khai thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế, nâng cao năng lực, vị thế của các DN, tổ chức khoa học, giúp tạo ra các sản phẩm có giá trị lớn, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước. 

Tuy nhiên hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang đau đầu vì tình trạng nhân sự nghỉ việc nhưng không có biện pháp bảo vệ dữ liệu, thậm chí nhân sự đó có khả năng mang theo kiến thức đã học được sang làm việc cho đối thủ cạnh tranh. Đây là tình trạng gây tổn thất lớn đến doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp chưa có giải pháp tháo gỡ.

Để tháo gỡ vấn đề này, Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức lớp Quản trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp.

Tại đây, TS. Đào Minh Đức – Viện trưởng Viện Quản trị Tài sản trí tuệ Minh Đức cho biết doanh nghiệp cần phải nhận diện được các sản phẩm trí tuệ như dữ liệu, thông tin, tri thức… để đưa vào quản trị cho hiệu quả, bởi đó là nguồn để sáng tạo nên các giải pháp, tác phẩm, sản phẩm có giá trị.

Cụ thể, doanh nghiệp cần xây dựng quy chế bảo mật chặt chẽ, xác định rõ cách thức nhận diện khi nhân viên tiếp cận với nguồn thông tin – nhất là thông tin mật. Chẳng hạn như thiết lập mã số cho từng loại thông tin, phân quyền truy cập và sử dụng, hoàn chỉnh thủ tục tiếp cận và sử dụng thông tin, kiểm soát thời gian sử dụng và hoàn trả… Trường hợp nhân sự nghỉ việc, doanh nghiệp có thể căn cứ luật pháp về lao động để tái ký cam kết bảo mật hoặc những thỏa thuận về bảo mật có liên quan đến đối thủ cạnh tranh.

Theo TS. Đào Minh Đức, điều quan trọng hơn cả là doanh nghiệp cần chú ý đến phương thức bảo quản dữ liệu – thông tin, tránh rò rỉ thông tin, bởi đây là căn cứ để tranh luận pháp lý (nếu có).

Theo Hạ Vi (SHTT)

THÔNG TIN TIÊU DÙNG CẦN BIẾT

Vận hành khai thác truyền thông: Công ty TNHH Truyền thông và Tổ chức Sự kiện Tâm Đức
VP miền Bắc: 26 Ngõ 58 Nguyễn Khánh Toàn, p Quan Hoa, Q Cầu Giấy, TP. Hà Nội
VP Miền Nam: 67/30 Đường 100 Bình Thới, P14, Q11, TP.HCM (TP.HCM)
Email: thukytoasoanhcm@gmail.com
Điện thoại: 0982 194 726
Chịu trách nhiệm nội dung: Đức Vượng
Truyền thông: Ngô Chức
Đối ngoại: Đoàn Như Diễm
Email: truyenthongso123@gmail.com
Hotline: 0937 083 796
Yêu cầu trích bài dẫn nguồn ghi rõ từ ngoisaokinhdoanh.vn
Copyright ©2019 ngoisaokinhdoanh.vn. Một sản phẩm của Cổng Việt Limited. Biên bản 1.2.
qc-chanweb
addRight