Nhiều người tiêu dùng có thói quen uống trà hằng ngày, tuy nhiên lại chưa nắm rõ những cách sử dụng trà tốt nhất cho sức khỏe.
Ảnh minh họa
Uống trà vào buổi sáng: Cần lưu ý rằng trà nên được uống sau khi ăn sáng. Bởi trong lá trà có chứa nhiều caffeine, nên nếu bạn uống nó trong lúc đói sẽ khiến cho dạ dày hấp thụ quá nhiều hoạt chất này. Nó sẽ dẫn đến việc rối loạn nhịp tim, đi tiểu thường xuyên và các triệu chứng bất thường khác.
Uống trà buổi chiều: Vào buổi chiều bạn nên uống trà vào lúc 3 giờ. Đây là thời điểm mà cơ thể cần điều chỉnh các hoạt động sinh hóa đang diễn ra. Lúc này, trà sẽ đóng một vai trò rất quan trọng để cơ thể thực hiện tốt công việc của mình.
Ngoài ra, nó còn có thể ngăn ngừa cảm giác ớn lạnh trong mùa đông.
Uống trà buổi tối: Nhiều người có suy nghĩ sai lầm về việc uống trà buổi tối, đa số mọi người cho rằng nó có thể khiến họ mất ngủ. Trên thực tế, đây là thời gian hoạt động mạnh mẽ nhất của hệ thống miễn dịch của con người. Do vậy, thời điểm thích hợp để dùng trà vào buổi tối là lúc 8h30 phút. Việc uống trà lúc này sẽ giúp cơ thể chống lại bênh tật thông qua cơ chế khôi phục lại hệ thống miễn dịch.
Nên nhớ đừng uống trà xanh vào buổi tối, vì nó sẽ kích thích cơ thể ở một mức độ nhất định. Thay vào đó, bạn hãy uống trà đen. Loại trà này sẽ mang đến cảm giác nhẹ nhàng và thư thái cho người dùng, nên nó sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Ảnh minh họa
Người dùng không nên uống trà lạnh vì có thể dẫn đến biếng ăn, tích đờm, nhất là nếu trà được pha đặc. Uống trà quá nóng cũng không tốt. Chén trà nóng quá 65 độ C sẽ gây tổn thương vách trong của dạ dày, dẫn đến bị đau hay loét cơ quan này.
Mặc dù một ấm trà ngon phải được ủ từ nước đun thật sôi nhưng nhiệt độ lý tưởng để bạn uống lại là 60 - 65 độ C. Ngoài ra, người dùng không nên uống nước trà hoặc những vị thuốc có nhiều thành phần trà khi đói bụng. Chất chát tanin trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tỳ, vị. Lúc đó, bạn sẽ có cảm giác cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu.
Bạn cũng đừng uống trà trước khi ăn. Trà có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua. Vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi. Uống trà ngay sau khi ăn cơm cũng có hại; vì chất tanin của trà có thể tạo ra phản ứng kết tủa với sắt trong thực phẩm. Khi đó, lượng sắt quý giá này coi như bị mất. Tốt nhất là hãy chờ khoảng 15 - 20 phút rồi mới cầm đến chén trà.
Lưu ý cuối cùng là không uống nước trà để qua đêm. Khi để lâu như vậy, trong nước trà sẽ xuất hiện các loài vi sinh vật hay nấm mốc.
Vì vậy, mỗi sáng mai thức dậy, bạn nên tráng ấm trà thật kỹ bằng nước sôi rồi hẵng pha ấm mới.
Nguồn: tổng hợp